Kem chống nắng chỉ hoạt động thực sự khi bạn thoa đúng lượng sản phẩm lên mặt là 2 đốt ngón tay út hoặc 1 đồng xu 2.000 đồng.
Không chỉ mùa hè, tất cả mùa khác trong năm, mọi người cũng cần sử dụng kem chống nắng. Dù trời nắng hay trời mưa, dù trời âm u hay gió, dù ngồi trong nhà hay lon ton ngoài sân, mọi người cũng không được quên sử dụng kem chống nắng.
Tùy vào mọi loại da, thời tiết, giá thành và nhu cầu da, chúng ta sử dụng mỗi loại khác nhau vào từng thời điểm khác nhau. Ví dụ mua hè da đổ dầu, tôi dùng các dạng chống nắng dạng sữa, nhưng đến khi vào thu sang đông thời tiết hanh khô, tôi chuyển qua loại cream để có thể giúp da có độ ẩm không bị khô cong.
Với bạn có làn da khỏe, có thể mặc sức sử dụng các sản phẩm chứa cồn, nhưng khi da các bạn yếu, không thể dùng kem chống nắng chứa cồn được nữa.
Tôi nhấn mạnh tùy vào thời điểm chúng ta phải thay đổi sao cho phù hợp với làn da.
Cách sử dụng kem chống nắng theo từng mùa trong năm. |
Kem chống nắng được chia làm 2 loại là vật lý và hóa học:
Kem chống nắng vật lý (sun block) có cơ chế hoạt động là phản xạ lại tia uv và được sử dụng sau bước skincare và trước bước trang điểm.
Kem chống nắng hóa học (sun cream) có cơ chế hoạt động là hấp thụ tia uv, thường được sử dụng sau bước làm sạch (toner) nhưng tùy vào đặc điểm của sản phẩm mà chúng ta có thể dùng trước hoặc sau lớp serum, essence.
Mọi người lưu ý khi cách sử dụng kem chống nắng là dùng kem chống nắng sau lớp chăm sóc da, đợi 2-30 phút cho kem dưỡng, serum thấm vào da rồi mới thoa kem chống nắng. Và phải đợi thêm 2-30 phút nữa để kem chống nắng phát huy tác dụng mới được ra ngoài khi dùng kem chống nắng hóa học. Còn kem chống nắng vật lý không cần.
Sử dụng đúng lượng sản phẩm
Nếu bạn cứ nghĩ kem chống nắng cứ thoa như kem dưỡng da và chỉ cần một hạt đậu hoàn toàn sai lầm. Kem chống nắng chỉ hoạt động thực sự khi bạn thoa đúng lượng sản phẩm lên mặt. Đó là 2 đốt ngón tay út hoặc 1 đồng xu 2.000 đồng.
Mọi người sẽ nghĩ thoa như thế khiến da bí, sao da hấp thụ hết bị nhờn…. Nhưng đó là khi các bạn chọn sai hoặc sản phẩm không hợp với da. Tôi sử dụng theo cách chia kem chống nắng ra lượng nhỏ và thoa từng lớp một cho đến khi hết lượng sản phẩm.
Thời gian bôi lại kem chống nắng
Thông thường, cách sử dụng kem chống nắng là từ 2-3h phải dùng lại kem chống nắng là đúng với những bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Riêng các bạn ngồi trong phòng hay trong nhà, sau 4h chúng ta thoa một lớp khác.
Khi thoa lại kem chống nắng bắt buộc phải tẩy trang và mới apply lớp mới. Bạn tuyệt đối không để kem chống nắng khi ngủ, đó là một quan niệm sai lầm nếu không tẩy trang và đi ngủ luôn, đó chính là nguyên nhân khiến da bạn nổi mụn, sạm, nám..
Chống nắng khác chống đen
Mọi người quan niệm rằng dùng kem chống nắng sẽ không bị đen. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm, và đừng đổ thừa dùng kem chống nắng mà da mình vẫn bị đen, sạm đi.
Kem chống nắng chỉ có chức năng chống lại tia uv gây hại đến làn da, còn chống đen thì cần bảo vệ da bằng khẩu trang, vải che mặt, nón… hay các dụng cụ chuyên dụng khác.
Ví dụ bạn cứ thử đi biển thoa kem chống nắng SPF lên tới 100 của hãng Neutrogena, hay SPF 82 của Sunplay, hay loại beach dành đi biển của Neutrogena với SPF 70 và thoa liên tục đi chăng nữa, sau khi tắm biển dưới ánh nắng mặt trời da vẫn sạm đen là chuyện bình thường. Chẳng phải hiển nhiên người nước ngoài thoa kem chống nắng và lại đi phơi nắng.
Khi makep up các sản phẩm cushion, kem nền, base có chỉ số SPF chống nắng và chúng ta không cần dùng kem chống nắng nếu SPF sản phẩm đó cao. Chỉ số SPF không được cộng dồn các sản phẩm thành một mà chỉ lấy chỉ số spf cao nhất thôi nhé.
Lưu ý khi lựa chọn kem chống nắng
Đối với da nhạy cảm, dễ dị ứng, cách sử dụng kem chống nắng là bạn nên chọn kem chống nắng không chứa acid paraaminobenzoic (PABA), mà có chứa các thành phần như titanium dioxide và zinc oxide (hoặc các hãng dược mỹ phẩm). Hãy thử sản phẩm trên cổ tay trước khi mua.
Nếu có làn da khô, bạn nên sử dụng dạng cream vì loại này vừa dưỡng ẩm lại có chỉ số spf phù hợp giúp da không bị khô căng.
Nếu có làn da nhờn, bạn lựa chọn sản phẩm có ghi “oil-free” hoặc “non-comedogenic” (không gây mụn).
Ngoài ra, tùy theo sắc tố da mà các bạn sử dụng chỉ số SPF cho phù hợp. Làn da càng sáng màu, càng dễ bắt nắng nên chọn loại chỉ số cao hơn da sậm màu.
Thái Bình