Nói một cách đơn giản, nhiếp ảnh là quá trình chụp ảnh bằng thiết bị đặc biệt. Có nhiều lý do để học nhiếp ảnh và mua một chiếc máy ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn đã có niềm đam mê với máy ảnh và muốn “chộp” lại những khoảnh khắc của cuộc sống thì ban đầu đừng bỏ qua những kiến thức bổ ích sau nhé.
Khẩu độ
- Là độ mở của ống kính, giúp điều chỉnh độ sáng của 1 bức ảnh.
- Được ký hiệu là F/X (X là độ mở của ống kính được ghi bằng con số cụ thể, ví dụ F/2; F/1.8; F/4….) Giá trị X càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn (F/2 > F/4)
- Khẩu độ càng lớn, ảnh càng sáng. Khẩu độ càng bé, ảnh càng tối.
Độ sâu trường ảnh
- Thuật ngữ dùng diễn tả vùng rõ nét của một bức ảnh, hay còn gọi là hiệu ứng xóa phông.
- Hiệu ứng xóa phông xuất hiện khi để khẩu độ lớn (X thường bé hơn 4.5)
Tốc độ màn trập
- Là tốc độ đóng màn trập của máy ảnh trên một ảnh chụp, được đo bằng giây hoặc một phần của giây (1/X, ví dụ 1/125; 1/150; 1/250,…). X càng lớn thì tốc độ càng nhanh
- Tốc độ màn trập nhanh thường chụp các chủ thể di chuyển nhanh một cách rõ nét, không bị mờ.
- Tốc độ màn trập chậm thường chụp các vật thể vào ban đêm hoặc trong môi trường tối có chân máy.
ISO
- Một cài đặt có trong máy ảnh giúp chỉnh độ sáng/tối của bức ảnh.
- ISO càng cao ảnh càng sáng và ngược lại ISO càng thấp ảnh càng tối.
- Với điều kiện ánh sáng bình thường ngoài trời, ISO thích hợp là 200
- Không nên để ISO cao vì ảnh sẽ bị nhiễu.
Tiêu cự ống kính
- Tiêu cự chính là mức độ phóng đại mà ống kính đạt được (tính bằng mm). Bởi vậy số độ dài tiêu cự cho bạn biết máy ảnh có thể chụp trong phạm vi cảnh như thế nào.
- Số độ dài tiêu cự nhỏ, cho góc nhìn rộng và hiển thị nhiều cảnh hơn và ngược lại.
Trong thuật ngữ trên, không phải ai cũng có thể hiểu bản chất của nó. Bạn cũng có thể tham gia các khoá học nhiếp ảnh tại Lavender. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi.