Theo quy định của pháp luật hiện hành, xe máy được coi là nguồn nguy hiểm cao độ bởi chúng luôn chứa đựng tiềm ẩn những nguy hiểm khách quan, dễ xảy ra thiệt hại ở mức độ lớn cho những người xung quanh. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp chủ sở hữu cho người chưa có bằng lái mượn xe sẽ bị xử lí như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X nhé! |
Căn cứ:
- BLDS 2015;
-
Luật giao thông đường bộ năm 2008;
-
Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nội dung tư vấn
1. Điều kiện điều khiển xe máy:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ:
“Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”
– Điều kiện về độ tuổi:
Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về độ tuổi người lái xe như sau:
“a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.”
– Điều kiện về sức khỏe:
Khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ quy định:
“Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với lạo xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏa của người lái xe, việc khám sức khỏe định kyd đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khác sức khỏe của người lái xe.”
– Các loại giấy tờ cần thiết khi tham gia giao thông:
Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định:
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Do đó khi tham gia giao thông bằng bất cứ một loại phương tiện gì, cụ thể ở trường hợp này là xe máy thì người điều khiển phương tiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy tờ bắt buộc. Nếu không đáp ứng được những giấy tờ này thì khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra, bạn sẽ bị lập biên bản xử phạt hành chính và tạm giữ phương tiện để tranh gây nguy hiểm cho người cùng tham gia giao thông.
2. Cho người không có bằng lái mượn xe bị xử phạt như thế nào?
– Việc chủ phương tiện cho người khác mượn xe tham gia giao thông trong khi người đó không có đủ điều kiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).”
– Thủ tục xử phạt:
Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo điểm đ khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Từ quy định trên có thể thấy người điều khiển giao thông phải có đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và phải có giấy phép lái xe mới được tham gia giao thông. Chủ phương tiện khi biết rõ người mượn không có giấy phép lái xe mà vẫn giao xe để người mượn tham gia giao thông là vi phạm hành chính và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP nêu trên. Tuy nhiên có những trường hợp chủ xe máy không biết đối tượng kia chưa có bằng lái thì sẽ không bị phạt nhưng phải có căn cứ chứng minh. Chính vì vậy, khi giao xe máy cho người khác chủ xe máy cần phải lưu ý và xem xét thật kỹ để tránh những trường hợp vi phạm không đáng có.
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả!
Để cập nhật thông tin mới nhất, chủ sở hữu website đừng quên 1 bước nữa đó chính là thông báo website với Bộ công thương. Để thông báo website, hãy tham khảo dịch vụ sau của chúng tôi: Thông báo website với Bộ công thương