Đại diện Địa Ốc Long Phát nêu quan điểm cho rằng: Lâu nay khi nhắc đến sự bứt phá của hạ tầng giao thông thì người ta nhắc nhiều hơn đến khu Đông. Tuy nhiên, từ năm 2018, khu vực phía Nam sẽ được chú ý đến nhiều hơn nhờ hàng loạt các dự án phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị được TP.HCM triển khai. Để giúp khu vực này trở thành đầu mối giao thông quanh những vùng lân cận.
Trong giai đoạn tới khi nói đến hạ tầng người ta sẽ nhắc đến khu Nam nhiều hơn là khu Đông
Trong báo cáo giải trình của Sở GTVT TP.HCM cũng đã có những đề án để tháo gỡ những nút thắt về giao thông của khu Nam. Cụ thể những dự án được triển khai trong năm tới là cầu Thủ Thiêm 4 kết nối quận 4 và quận 2, cầu Kênh Tẻ 2, cầu vượt giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ,…
Ngoài ra, còn có rất nhiều những công trình trọng điểm sẽ được đầu tư với số vốn hơn 5 tỷ USD đã được phê duyệt. Chẳng hạn như dự án tuyến metro số 4, kết nối quận 7, H.Nhà Bè với các quận trung tâm có kinh phí đầu tư lên đến 97.000 tỷ đồng.
Hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ với tổng vốn đầu tư lên đến 2.600 tỷ đồng đã được triển khai trong tháng 3 vừa qua. Đặc biệt nhất, UBND TP.HCM cũng đã có kế hoạch đầu tư vốn để nâng cấp và mở rộng lộ giới tuyến đường Nguyễn Tất Thành từ 14m lên 45m trong năm nay.
Đây là con đường huyết mạch quan trọng nối trực tiếp quận 1 với khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Song song đó, là những dự án di dời cảng sông trong trung tâm như cảng Nhà Rồng – Khánh Hội (quận 4), cảng rau quả TP.HCM (quận 7) để dành đất phát triển đô thị. Đồng thời mở rộng và làm mới một số tuyến đường xung quanh các cảnh để có thể dễ dàng di chuyển, trợ giúp cho các độ thị sau này.
Những khu cảng trong trung tâm cũng sẽ được đi ời để lấy diện tích đất phục vụ phát triển đô thị thành phố
Nguồn cung nhà ở khu Nam vượt mặt khu Đông
Theo thống kê không chính thức của CBRE, sau gần 5 năm phát triển mạnh. Giờ đây nguồn cung nhà ở các phân khúc của khu Nam Sài Gòn đã chính thức “vượt mặt” khu Đông. Dự báo thị trường khu vực này vẫn sẽ dẫn đầu thị trường TP.HCM trong thời gian dài nữa.
Cụ thể, năm 2017 vừa qua thị trường khu Nam đã tiếp nhận thêm nguồn cung mới từ 52 dự án.Với tổng số hơn 27.000 căn hộ, nhà phố và biệt thự,… chiếm 54% tổng lượng cung ra toàn thị trường thành phố. Những con số trên phản ánh một điều rằng, thị trường khu Nam đã chính thức vượt mặt khu Đông (16.342 căn hộ, nhà phố, biệt thự..). Để trở thành khu vực nóng nhất BĐS TP HCM sau 4 năm tăng tốc tính từ năm 2014.
Giai đoạn 2016-2017, không chỉ giới đầu tư trong nước mà cả các tập đoàn BĐS từ nước ngoài cũng nhìn thấy tiềm năng của khu Nam rất sớm. Nên họ đã có những cái bắt tay với một số đối tác khác để phát triển những dự án quy mô lớn tại khu vực này.
Gần đây, Tập đoàn Sanyo Homes – một tên tuổi có 50 năm phát triển các dự án BĐS nổi tiếng nhất đến từ Nhật Bản cũng đã bước chân vào khu Nam. Họ bắt tay cùng với Tiến Phát để cho ra dự án Ascent Lakeside.
Dự án này có vị trí đắc địa với mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh. Với quy mô 217 căn có cơ cấu sản phẩm đa dạng bao gồm apartment, garden house, penhouse, officetel… Gía bán trung bình của mỗi m2 là 38 triệu đồng chưa VAT. Dự án này do HBC làm tổng thầu và dự kiến tung ra thị trường trong năm nay.
Ngoài ra, có thể kể đến một số dự án bung hàng khu Nam mới đây như: Công ty cổ phần Nhà Mơ chính thức công bố thông tin dự án khu cao ốc ven sông Dream Home Riverside; DRH cũng đã cho triển khai dự án DRH Aurora tại quận 8. Hay Công ty BĐS Xuân Mai cho biết, thời gian tới đơn vị này sẽ triển khai bán ra thị trường dự án Ecogreen quận 7. Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng chuẩn bị giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm căn hộ cao cấp Lavida 1, 2 tại giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7).
Tại quận 7, Tập đoàn Hưng Thịnh tiết lộ thông tin. Doanh nghiệp của họ sẽ mở bán dự án mới trong thời gian tới với con số sản phẩm lớn khoảng 4.000 căn hộ cao cấp nằm trên con đường Đào Trí. Ngoài ra, rất nhiều ông lớn thời gian qua cũng đã thâu tóm cho mình một quỹ đất nhất định để chuẩn bị cho những dự án lớn của mình như Kiến Á Group, Phú Long, VinaCapital, Hoàn Cầu, Đức Long Gia Lai,… Dự kiến trong 2-3 năm tới, phân khúc cao cấp ở khu Nam sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ bởi sự góp mặt của nhiều ông lớn BĐS Việt.
Theo quan sát, cũng có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia chạy đua thâu tóm đất và triển khai dự án ở khu Nam. Và cũng trong năm nay, sẽ có nhiều dự án của những nhà đầu tư nước ngoài có tên tuổi được tung ra thị trường.
Đình đám nhất thời gian qua là thương vụ tập đoàn Sunny Land mua lại một phần dự án khu dân cư Phước Kiển của QCG; một tập đoàn địa ốc đến từ Malaysia cũng mua lại dự án River City; nhà đầu tư Nhật Bản không muốn chậm chân khi mua lại dự án The EverRich 3 của Phát Đạt,…
Đánh giá về triển vọng của khu Nam trong những năm tới. Đại diện Dia Oc Long Phat cho rằng: khu Nam khi được tháo nút thắt hạ tầng nó sẽ trở về với đúng vị thế của nó. Đương nhiên là không phải trong năm nay.