Tiểu rắt là một trong những chứng bệnh thường gặp ở nhiều độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên khi tuyến tiền liệt bắt đầu suy giảm. Bệnh gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vậy tiểu rắt là gì, nguyên nhân tiểu dắt cũng như cách điều trị bệnh tiểu rắt như thế nào hiệu quả chúng ta cùng đón đọc những chia sẻ của các y bác sĩ phòng khám đa khoa Thiện Hòa ở bài viết dưới đây để có được câu trả lời cụ thể nhé.
TIỂU RẮT LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Ở một người khỏe mạnh thường đi tiểu từ 5 đến 6 lần 1 ngày nhưng đối với người mắc bệnh tiểu rắt mỗi ngày người bệnh phải đi tiểu thường xuyên nhất là ban đêm số lần đi tiểu càng nhiều. Người bệnh thường cảm thấy rất buồn đi tiểu tuy nhiên khi đi tiểu lượng nước tiểu lại rất ít hoặc không có giọt nào. Người bệnh có thể cảm thấy đau rát và tức ở niệu đạo mỗi lần đi tiểu.
Khi mắc bệnh tiểu rắt người bệnh thường có những triệu chứng như buồn tiểu đột ngột, tiểu khó trì hoãn, cảm thấy đau buốt khi đi tiểu…
NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG TIỂU RẮT
Nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt được xác định là do:
Do bệnh lý đường tiết niệu: Các vấn đề về đường tiết niệu, viêm bàng quang hay các bệnh lý như viêm niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt hay các căn bệnh đường tình dục đều dẫn đến bệnh tiểu rắt.
Tổn thương trực tràng: Trung tâm điều chỉnh hoạt động của trực tràng và bàng quang nằm ở cạnh nhau bên trong tủy sống. Nếu như trực tràng có những tổn thương có thể gây nên những tổn hại đến bàng quang từ đó gây nên hiện tượng tiểu rắt.
Viêm nhiễm sinh dục: Những thương tổn ở cơ quan sinh dục hay các bệnh lý sinh dục như u xơ tử cung, u xơ cổ tử cung, u nang, viêm phần phụ đều là nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt.
Thần kinh căng thẳng: Thần kinh căng thẳng, stress khiến cho việc điều khiển hoạt động co bóp bàng quang bị rối loạn từ đó gây nên bệnh tiểu dắt.
Do tác dụng phụ của thuốc: Người đang sử dụng thuốc an thần, thuốc giãn cơ bắp, thuốc trị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc chứng tiểu dắt.
Do mặc quần áo chật: Mặc quần áo chật gây nên sức ép lên bàng quang khiến cho bàng quang không thể hoạt động bình thường để đưa hết nước tiểu ra ngoài từ đó gây nên bệnh tiểu rắt.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIỂU RẮT
Để biết được liệu mình có mắc phải hiện tượng tiểu rắt không, người bệnh hãy chú ý một vài biểu hiện dưới đây :
Theo khoa học thì con người hàng ngày tiểu tiện từ 5 – 6 lần trong ngày, buổi đêm thường tiểu rất ít (thông thường là 1 lần).Khi có hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày và mỗi lần đi tiểu rất ít, vào buổi đêm lại tiểu nhiều. Số lượng tiểu của mỗi người khác nhau nhưng cũng có thể lên tới 10 – 20 lần/ ngày.
Khi gặp phải tình trạng tiểu đột ngột và khó trì hoãn người bệnh đôi khi không kìm được và dẫn tới tình trạng chứng tiểu són. Người bệnh có cảm giác mót tiểu khẩn cấp cũng như tăng số lần đi tiểu, số còn lại thì mất khả năng kìm giữ kèm mót tiểu dữ dội, phải đi tiểu nhiều hơn.
CÁCH ĐIỀU TRỊ TIỂU RẮT HIỆU QUẢ CAO
Bệnh tiểu rắt được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên để chữa bệnh bệnh nhân cần phải được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh rồi mới lựa chọn cách điều trị bệnh phù hợp nhất. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị bệnh vì không nắm rõ nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn gây nên những nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Nếu tiểu rắt do tình trạng viêm niệu đạo gây ra thì nam giới cần uống thuốc kháng sinh phù hợp với từng triệu chứng của bệnh theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Nếu nguyên nhân dẫn tới chứng tiểu rắt đó là viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì phải điều trị sớm để tránh lây lan cho vợ hoặc chồng của mình. Khi nghi ngờ bản thân viêm nhiễm bộ phận sinh dục tốt nhất cả 2 vợ chồng cùng đi khám để tránh hiện tượng người này lây cho người kia.
Nếu có thêm những triệu chứng như đau vùng chậu, người sốt, run thì cần phải được cấp cứu ngay vì đó có thể là những dấu hiệu của chứng viêm thận cấp tính.
Để tránh khả năng tái phát thì bệnh nhân nên đi thăm khám, kiểm tra định kỳ, giữ vệ sinh đặc biệt sau mỗi lần quan hệ.
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN TIỂU RẮT
Dưới đây là lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám nam khoa Thiện Hòa cho những người tiểu rắt và những người chưa mắc để có biện pháp phòng tránh nhé :
Tiểu rắt do cơ sàn chậu không đàn hồi : Cơ sàn chậu không đàn hồi chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tiểu dắt, để tránh tình trạng này xảy ra thì chúng ta hãy cố gắng lập 1 lịch đi vệ sinh đều đặn tạo thói quen cho bàng quang, không gây rò rỉ gì cả.
Tiểu rắt do tập thể dục quá sức : Tập thể dục quá sức làm cơ thể của chúng ta mệt mỏi từ đó cơ thể cần 1 lượng lớn khi đó cũng rất dễ gây ra tiểu dắt, chính vì thế hãy uống 1 lượng nước vừa phải.
Tiểu rắt do uống trà và cafe : Đây là 2 chất gây kích thích bàng quang, chính vì thế để hạn chế tiểu dắt do 2 chất này gây ra thì bạn nên uống 1 cốc nước lọc sau đó nhé.
Tiểu rắt do táo bón gây ra : Táo bón cũng là nguyên nhân gây ra tiểu rắt, chính vì thế hãy hạn chế táo bón bằng cách ăn những thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây, uống nhiều nước, …
Tiểu rắt do nhiễm trùng đường tiểu : Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dễ gây kích thích niêm mạc bàng quang và gây tiểu dắt. Triệu chứng rõ nhất đó là ngứa, bỏng rát, chảy nước, có mùi hôi vùng kín. Bạn hãy đi kiểm tra ngay đường tiểu của mình khi gặp những triệu chứng trên nhé.
Trên đây là những giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thiện Hòa để chứng tiểu rắt, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách chữa, phòng tránh. Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc liên hệ ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo hotline 038.5990.114 hoặc đường link chat bên dưới để được giải đáp nhé
Nguồn: http://dakhoathienhoa.net/tong-quan-ve-chung-tieu-rat-o-nam-gioi.html